CỔ ĐẠI

ĐIỀU NÀY QUÁ BÌNH THƯỜNG

Có người nói rằng: việc một người sống từ 1 tuổi đến 80 tuổi là rất bình thường, nhưng nếu bạn sống từ 80 tuổi sống ngược về trước, thế thì hơn phân nửa số người đó đều là người phi thường.

Không có lối tắt nào cho cuộc sống. Những hố mà chúng ta đạp phải đều trở thành kinh nghiệm sống. Những trải nghiệm này biết càng sớm, thì bạn càng ít đi đường vòng hơn.

1

Đầu tiên, học cách nói “Điều này là quá bình thường.”

Quãng thời gian trước, kết quả kỳ thi tuyển sinh đại học được công bố, và điểm số của cô em họ tôi không lý tưởng lắm, thua xa với mong đợi của con bé. Con bé nhốt mình trong phòng, rầu rĩ không vui.

“Kết quả thi thế này, có lỗi với bản thân mình biết bao.” Vừa nhớ đến ba năm cấp ba học hành vất vả, bao nỗ lực biến thành số không, lòng đau như cắt, ngập tràn hối hận.

Rất nhiều người khó có thể thoát khỏi hiện tại ngay, nhìn nhận nó như một trải nghiệm cho tương lai. Khi chúng ta đắm chìm trong nỗi đau buồn, rất dễ phóng đại giấc mộng vỡ vụn nhất thời thành cả đời người.

Song, trên thực tế, nhân sinh là một cuộc thi chạy chứ không phải tốc độ trong phút chốc. Có thể mới đầu bạn bị ngã, đoạn đường tiếp theo bạn lại không có sức chạy tiếp, nhưng cũng chưa thể quyết định được bạn thắng hay thua.

Thời gian có thể chữa lành mọi thứ, ngay cả những chuyện tưởng như to bằng trời, nhưng một hai năm sau bạn ngoảnh đầu nhìn lại, lại chẳng đáng là bao. Không có hạnh phúc nào trong cuộc sống được quyết định bởi một con số, hay một cuộc thi cả.

Tôi từng đọc một đoạn như thế này: “Nửa đêm, chuyện cũ ồ ạt ùa về, từng cảnh rõ rệt. Chuyện cũ chắc gì đã toàn chuyện đẹp, mà còn chứa: nỗi đau khổ, những lỗi lầm, việc dang dở, hay những chuyện xấu hổ và bi thương, chúng đều ồ ạt đổ về. Tốt và xấu, nỗi buồn hay niềm vui, song, tất cả chúng đều khắc họa, điểm tô cho bức tranh nhân sinh của chúng ta thêm phong phú, làm thức ăn tinh thần và trở thành động lực để chúng ta tiến lên.”

Thứ hai, học cách tha thứ cho chính mình.

Sự trưởng thành lớn nhất của một người là tha thứ cho sự không hoàn mỹ của bản thân.

Thế giới rộng lớn, đeo đuổi sự hoàn mỹ ắt thành công không cao. Thay vì lãng phí thời gian vào việc phân cao thấp với bản thân, thì tốt hơn là dành nhiều thời gian công sức hơn để cải thiện và hoàn thiện chính mình. Nhìn từ một góc độ khác, bạn sẽ phát hiện ra rằng hạnh phúc thường đơn giản hơn nhiều so với chúng ta nghĩ.

Hòa giải với chính mình không nhất thiết là kiểu hòa giải “Phải chấp nhận”, mà là chấp nhận thật lòng, chữa lành trái tim mình, mới tha thứ cho chính mình được.

Những chuyện đã qua cũng đã qua rồi. Bạn chẳng thể tha thứ cho bản thân, điều đó như thể bóng tối bao trùm lấy bạn, thứ cảm xúc tiêu cực này rất dễ dàng biến thành kiểu tự công kích chính mình.

Nếu bạn không thể buông tay, bắt đầu lại một cách đúng nghĩa rất khó.

3

Thứ ba, học cách nói “Bạn nghĩ thế nào?”

Cho người khác cơ hội nói chuyện là một kiểu tôn trọng và một kiểu tu dưỡng.

Tôi có cô bạn Tiểu Nhã, ừm, cô ấy khá là “nhiều chuyện”. Mỗi lần trò chuyện với cổ, cổ luôn tự cho mình là trung tâm, chẳng quan tâm cảm nhận của người khác và cũng chẳng để tâm đến ý kiến của người ta. Dần dần, người khác cũng không muốn nói chuyện với cổ.

Bạn bè tám chuyện với nhau, tức cô nói một câu tôi đáp một câu, cùng tương tác với nhau, cùng bồi dưỡng tình bạn. Còn trò chuyện mà để cho bạn mình lắng nghe mãi, còn mình sốt sắng thể hiện. Thì đó là sự khởi đầu khiến người khác ghét bạn.

Người bạn của Carnegie từng xin cậu ấy cho lời khuyên: “Tớ đi làm ở công ty chứng khoáng, hồi mới vô làm tớ làm quen được nhiều bạn lắm, nhưng đến lúc thành tích tớ càng cao, bạn bè tớ lại càng ít đi, tại sao lại thế chứ?”

Carnegie hỏi: “Không phải cậu khoe khoang thành tích với bạn bè cậu đấy chứ?”

Người nọ đáp không do dự: “Đúng rồi, ai lại không muốn san sẻ thành công của mình với người khác chứ! Tớ cực kì ghét kiểu mình đang nói mà họ cứ ngắt lời, hay thì thà thì thầm với nhau.”

Khi bạn học được cách lắng nghe và cho người khác cơ hội lên tiếng, thì bạn bè sẽ đến với bạn. Trong thời đại vồn vã thể hiện, học được cách im lặng là một phẩm chất hiếm có.

4

Thứ tư, học cách tìm ra tiếu tấu trong con người mình.

Tôi đã từng nghe một người diễn thuyết trong một video bảo rằng: Có người tốt nghiệp ở tuổi 21, nhưng 27 tuổi mới tìm được việc làm; có người không học đại học, nhưng lại tìm được công việc nhiệt huyết ở tuổi 18; Có người 16 tuổi đã biết mình muốn làm gì, nhưng đến tuổi 26 lại thay đổi suy nghĩ…

Có rất nhiều điều trong cuộc sống của chúng ta được quyết định phụ thuộc vào từng thời điểm, chúng ta nên học cách tìm ra tiết tấu trong con người của chúng ta.

Cuộc sống là một hành trình, mà người cầm vô lăng là chính chúng ta.

Lâm Thanh Huyền nói: Một ván cờ hay phải hạ quân từ từ, một hành trình cuộc sống tốt phải nếm trải tỉ mỉ… đừng vội vã bước đi trên đường đời.

Đời người không có lối tắt, nhưng trải nghiệm thì có thể trải qua lần nữa.

Đây là bốn kinh nghiệm sống này, tôi hy vọng mọi người có thể bớt đạp phải hố hơn, bớt đi đường vòng hơn và đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống.

Iiiiiiiiii

Nguồn: Sách (ID: youshucc) | Tác giả: Imadegawa Sachiko

Weibo/ Miru Lim

Bình luận về bài viết này